Móng nhà là phần tuy không được nhìn thấy nhưng lại được xem là gốc rễ quan trọng nhất của một ngôi nhà bền vững. Tùy từng tải trọng công trình cũng như chất đất mà lựa chọn loại móng khác nhau. Cùng Nhà Xinh Xinh tìm hiểu về các loại móng nhà và cách chọn móng nhà 2 tầng, 3 tầng đảm bảo an toàn, chắc chắn qua bài viết dưới đây.
1. Các loại móng trong xây nhà
1.1. Móng đơn
Móng đơn (móng cốc, móng độc lập, móng trụ,…) là loại móng đỡ một cột hoặc tập trung một số cột đứng sát nhau có tác dụng chịu lực. Có nhiều loại móng đơn khác nhau, bao gồm móng cứng, móng mềm và móng kết hợp. Móng đơn có kích thước tương đối nhỏ, thường có các hình dạng như hình vuông, chữ nhật và hình tròn.
Ưu điểm lớn nhất của móng đơn là có chi phí thi công tiết kiệm. Móng đơn thích hợp cho những căn nhà có tải trọng không quá lớn, trên nền đất có sức chịu tải tốt, thường dùng cho cột nhà dân dụng, nhà công nghiệp, ….. Khi gặp trường hợp chịu tải trọng lớn cần mở rộng đáy móng, đồng thời tăng cả chiều dài móng và chiều sâu chân móng.
1.2. Móng băng
Móng băng là loại móng chạy dọc suốt bên dưới các cột chịu lực hoặc tạo thành các dãy dài dưới chân hệ thống cột chịu lực. Móng băng gồm có móng băng 1 phương và móng băng 2 phương, móng cứng, móng mềm hoặc móng kết hợp. Loại móng này có tác dụng truyền tải trọng công trình xuống đều cho các cọc bê tông phía dưới và giảm áp lực đáy móng.
Tuy nhiên móng băng thuộc loại móng nông, có chiều sâu ngắn nên có độ ổn định kém. Do đó, móng băng chủ yếu được sử dụng ở các công trình quy mô nhỏ, thấp tầng và có lớp đất nền tốt. Trong trường hợp không sử dụng được móng đơn thì móng băng là sự lựa chọn được ưu tiên. Nếu thi công trên nền đất có địa chất yếu, không ổn định thì tốt hơn nên chọn phương án móng cọc thay thế.
1.3. Móng bè
Móng bè là móng bê tông cốt thép đổ liền khối, thuộc loại móng nông, có kích thước lớn và nằm dưới toàn bộ công trình. Móng bè thích hợp với các công trình có địa chất tốt, tải trọng nhỏ và chiều cao thấp. Tốt nhất nên sử dụng móng bè tại các khu vực có mật độ xây dựng thấp, ít chịu tác động hai chiều khi xây nhà gần các công trình lân cận.
1.4. Móng cọc
Móng cọc là loại móng được sử dụng phổ biến trong các công trình có tải trọng khá lớn, trên nền đất yếu. Đây là loại móng sâu, có thể xuyên qua các tầng đất yếu để đến được tầng đất cứng nằm sâu phía dưới lòng đất. Với ưu điểm có tuổi thọ trung bình cao, các gia đình thường ưu tiên sử dụng móng cọc để mang lại sự an toàn bền vững cho ngôi nhà sau này.
2. Cách chọn móng nhà 2 tầng, 3 tầng sao cho chắc chắn?
Tùy thuộc vào số liệu khảo sát địa chất, hiện trạng của khu đất mà các kiến trúc sư sẽ lựa chọn loại móng cho phù hợp, đảm bảo độ bền vững và tránh gây ảnh hưởng các công trình lân cận. Dưới đây là một số điều cần lưu ý để chọn móng nhà 2 tầng, 3 tầng đảm bảo sự chắc chắn và an toàn cho ngôi nhà của bạn.
2.1. Xem xét kỹ tải trọng công trình
Đây được coi là yếu tố đầu tiên ảnh hưởng đến việc lựa chọn loại móng phù hợp. Giá trị tải trọng tùy thuộc vào loại kết cấu, số tầng nhà, vật liệu sử dụng. Số tầng nhà càng cao thì mức tải trọng càng tăng. Chẳng hạn như với cùng diện tích nhà thì nhà 3 tầng có tải trọng lớn hơn nhà 2 tầng. Vì vậy, cần nghiên cứu phương án móng đáp ứng được tải trọng công trình.
2.2. Khảo sát đặc điểm địa chất trước khi xây dựng
Khảo sát địa chất ảnh hưởng trực tiếp đến việc bố trí và lựa chọn phương án kết cấu móng. Có nhiều loại đất khác nhau như đất sét, đất cát, đất rời. Tùy từng cấu tạo của từng loại đất, phương án móng phù hợp cho từng công trình sẽ được đưa ra. Mỗi một gia đình sở hữu mảnh đất có vị trí địa lý khác nhau vì thế các phương án thiết kế móng nhà sẽ khác nhau.
2.3. Xem xét đặc điểm khí hậu
Đặc điểm thời tiết khí hậu của từng vùng ảnh hưởng đến việc lựa chọn nền móng khác nhau. Chẳng hạn như các yếu tố về động đất, lũ lụt, giông bão, tình hình mưa nắng hàng năm, sự chênh lệch trung bình giữa nhiệt độ cao nhất và thấp nhất, mức độ xâm thực hóa sinh của môi trường,…. sẽ có ảnh hưởng đặc biệt đến độ bền cũng như tuổi thọ của móng nhà.
2.4. Mua vật liệu có chất lượng đảm bảo
Móng tuy rằng là phần không nhìn thấy nhưng lại chính là gốc rễ quan trọng nhất cho một ngôi nhà an toàn, chắc chắn sau này. Vì vậy, nên dùng các loại nguyên vật liệu (sắt, thép, xi măng, đá, gạch, cát,….) chất lượng tốt khi xây móng để đảm bảo khả năng chịu tải trọng ổn định cho ngôi nhà của bạn.
2.5. Lựa chọn đơn vị thi công đáng tin cậy, chuyên môn giỏi
Để đảm bảo sự chắc chắn và an toàn cho công trình, bạn nên lựa chọn một công ty thiết kế và xây dựng đáng tin cậy, có đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp. Các kiến trúc sư với kiến thức chuyên môn cao sẽ giúp bạn khảo sát địa hình, tính toán chuẩn xác các nguyên vật liệu cần thiết và biết chắc chắn ngôi nhà của bạn nên sử dụng loại móng nào là đảm bảo an toàn nhất.
Tóm lại, móng công trình nhà ở nói chung và riêng về nhà 2 tầng, 3 tầng sẽ có nhiều loại khác nhau, tùy thuộc vào từng tải trọng công trình, chiều cao ngôi nhà, tính chất đất cùng các yếu tố tự nhiên như thời tiết địa hình mà các kỹ sư sẽ tính toán quyết định sử dụng loại móng phù hợp, an toàn cũng như giúp tiết kiệm chi phí tối đa cho gia đình của bạn.
Trên đây là những chia sẻ kiến thức về các loại móng nhà và cách chọn móng nhà 2 tầng, 3 tầng sao cho an toàn, chắc chắn. Hy vọng rằng bài viết trên giúp bạn có thêm nhiều thông tin bổ ích hơn. Nếu bạn có nhu cầu thiết kế và thi công trọn gói thì hãy liên hệ ngay với Nhà Xinh Xinh. Nhân sự của chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn trong thời gian sớm nhất.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Kinh nghiệm giúp gia chủ xây nhà Hoài Ân – Bình Định tiết kiệm chi phí
4 điều cần biết khi xây nhà Hoài Nhơn – Bình Định chống ngập lụt
Xây nhà Phù Cát – Bình Định và những điều gia chủ cần lưu ý
Đơn vị xây nhà Tuy Phước – Bình Định chất lượng, giá cả hợp lý
7 điều cần lưu ý khi thiết kế thi công khách sạn tại Bình Định
Mẹo thiết kế nội thất tiện nghi đẹp mắt cho phòng tắm nhỏ hẹp
10 mẫu thiết kế nội thất nhà tắm tiện nghi ai cũng thích
Quy tắc chọn đồ nội thất cho nhà ở có không gian nhỏ hẹp