Để có được một ngôi nhà bền bỉ và vững chắc, thì chất lượng công trình là yếu tố đặt lên hàng đầu. Vì vậy giai đoạn thi công ép cọc đóng vai trò rất quan trọng. Dưới đây Nhà Xinh Xinh sẽ giải thích cho bạn hiểu hơn về giai đoạn ép cọc, hãy cùng tìm hiểu nhé!
1. Ép cọc nhà ở là gì?
Quá trình đóng những cọc bê tông được đúc sẵn xuống vị trí nền đất sâu gọi là ép cọc bê tông. Cọc bê tông được ép xuống bằng cách sử dụng các máy móc thiết bị hỗ trợ xây dựng tại công trình. Tùy thuộc vào độ sâu, địa chất của phần đất khác nhau mà chủ thầu sẽ lựa chọn cọc khác nhau để đảm bảo được chất lượng móng cọc tốt nhất.
Hiện nay có 2 phương pháp ép cọc cho nhà ở là:
- Phương pháp ép cọc Neo (Pmax = 40 tấn)
- Phương pháp ép tải Sắt (Pmax >=70 tấn)
2. Vai trò của ép cọc
Chất lượng và độ bền vững của một công trình phụ thuộc vào ép cọc. Để đảm bảo nền móng chắc chắn, bền vững và không bị sụt lún trong quá trình thi công, việc ép cọc phải được thực hiện cẩn thận và chính xác khi xây dựng các tòa nhà cao tầng có tải trọng lớn.
Nếu việc thi công không đảm bảo đúng theo quy trình, ép cọc sai cách sẽ dẫn tới những rủi ro như sụt lún, nứt vách, nhà bị nghiêng đổ vô cùng nguy hiểm. Chính vì thế, phương pháp thi công ép móng cọc phải đáp ứng đủ tiêu chuẩn của công trình.
2.1. Kiểm tra công tác ép cọc
Để tăng khả năng chịu tải trọng cho móng, hệ thống móng cọc bê tông được sử dụng để đưa toàn bộ công trình xuống tầng đất sâu. Vì vậy, công tác kiểm tra ép cọc đóng một vai trò rất quan trọng trong việc xác định chất lượng của cả công trình, bao gồm cả phần móng. Gia chủ phải xem xét một số vấn đề quan trọng dưới đây khi ép cọc bê tông.
2.2. Khảo sát và tính toán địa chất nền móng
Đây là bước đầu tiên và quan trọng nhất trong quyết định thi công móng cọc của bạn. Trước khi bắt đầu thi công phần móng, bạn phải thực hiện các công việc khảo sát, tính toán và tham khảo về các yếu tố địa chất xung quanh nền móng công trình thật kỹ lưỡng. Mục đích của việc đưa ra những phương án thích hợp và thuận lợi cho quá trình thi công sẽ giúp
2.3. Xác định vị trí cọc ép
Sau khi thực hiện khảo sát địa chất và đưa ra phương án thi công móng cọc phù hợp với công trình, bước tiếp theo trong quá trình kiểm tra là xác định toàn bộ vị trí của móng cọc. Điều này đảm bảo rằng quá trình ép cọc được thực hiện nhanh chóng và hiệu quả nhất có thể.
2.4. Kiểm tra tất cả máy móc
Việc kiểm tra máy móc là một yêu cầu vô cùng quan trọng nhưng mà ít có gia chủ nào quan tâm đến vì đó là nhiệm vụ của bên thi công. Tuy nhiên, trước khi thực hiện thi công ép cọc bạn cần phải đưa ra yêu cầu cho bên thi công có nhiệm vụ phải kiểm tra máy mọc thật kỹ lưỡng và đảm bảo quá trình diễn ra thuận lợi.
Ngoài ra, các gia chủ có thể tự kiểm tra trực tiếp các máy móc bằng cách tìm hiểu về thương hiệu, hình thức nguồn dầm giàn, xem máy móc có bị rò rỉ dầu nhớt và xem động cơ có trơn tru hay không. Có 3 phương pháp thi công ép cộng khác nhau là bằng giàn máy Neo, giàn máy tải và giàn Robot. Mỗi phương pháp sẽ có giá thành khác nhau dựa vào mức độ và quy mô công trình. Bạn có thể tham khảo và lựa chọn loại nào phù hợp với yêu cầu của mình.
2.5. Kiểm tra chất lượng cọc ép
Cọc bê tông đóng một vai trò quan trọng trong quá trình thi công ép cọc bê tông. Do đó, chủ nhà cần đặc biệt lưu tâm xem kích thước, độ dài, chất lượng và kết cấu bên trong lõi cọc có đáp ứng được các yêu cầu hay không. Trong quá trình kiểm tra, chúng tôi sẽ kiểm tra xem cọc bê tông vẫn như ban đầu hay có sứt sẹo hay không. Chúng tôi cũng sẽ kiểm tra xem số lượng cọc đúng với hóa đơn chưa.
2.6. Kiểm tra tải trọng từng cọc
Với các phương pháp kiểm tra khác nhau cho mỗi phương pháp ép cọc. Tuy nhiên, phương pháp kiểm tra phổ biến là sử dụng đồng hồ để đo lực ép của cọc. Bằng cách sử dụng kiểm tra này, chúng tôi có thể xác định xem lực tải đầu cọc và tải trọng đã đủ hay không. Pmax và Pmin là các lực ép lớn nhất và nhỏ nhất được ghi lại trên đồng hồ của mỗi máy ép cọc. Chủ nhà có thể sử dụng bảng quy đổi này để so sánh và đối chiếu với bản vẽ kỹ thuật thi công móng của bên thiết kế để xác định xem lực ép đã đạt tải trọng hay chưa.
2.7. Kiểm tra quy trình cọc ép
Gia chủ cần nắm được những thông tin cơ bản về quy trình ép cọc bê tông. Bạn có thể tìm hiểu kiến thức qua mạng Internet, truyền hình hoặc các diễn đàn chuyên về ép cọc bê tông để trang bị kiến thức cho mình. Bạn phải biết được công trình nhà của mình ép cọc theo phương pháp nào là phù hợp.
Với những thông tin mà Nhà Xinh Xinh đã chia sẻ trên đây, hy vọng gia chủ sẽ trang bị được những kiến thức cần khi về quá trình ép cọc bê tông. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được đội ngũ tư vấn vấn miễn phí, hỗ trợ nhiệt tình 24/7.
Thông tin liên hệ:
Điện thoại: 0969 176 080 – 08 8888 0301
Email: tkxdnhaxinhxinh@gmail.com
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Top 3 Công ty, nhà thầu xây dựng hàng đầu tại Tuy Phước
Top 3 Công ty, nhà thầu xây dựng hàng đầu tại An Nhơn
Top 5 Công ty, nhà thầu xây dựng hàng đầu tại Quy Nhơn
Thiết kế nội thất Phù Cát – Bí quyết tạo nên không gian sống hiện đại
Thiết kế nội thất Đồng Xuân phong cách đồng quê bình yên
Bật mí cách thiết kế nội thất Sông Cầu nhà phố 5x20m
Thiết kế nội thất An Lão nhà cấp 4 bạn có thể tham khảo
Top 5 mẫu cầu thang dọc ấn tượng gia chủ nào cũng thích