Tình trạng nhà bị lún sau khi xây khiến rất nhiều gia chủ phải lao đao. Nếu không tìm ra giải pháp sửa chữa kịp thời, toàn bộ cấu trúc ngôi nhà sẽ mất đi tính an toàn và thẩm mỹ. Ở bài viết này, Nhà Xinh Xinh sẽ chia sẻ những thông tin cực kỳ hữu ích với những ai chuẩn bị xây nhà hoặc đang gặp phải hiện tượng trên.
1. Dấu hiệu nhận biết nhà bị lún
Nhà bị lún xảy ra khi công trình chuyển vị thẳng đứng không đều từ trên xuống dưới, từ nền móng cho đến bản thân công trình. Tình trạng này ngày càng phổ biến trong đời sống hiện đại, đặc biệt là đối với nhà phố, nhà cao tầng. Nhiều công trình gần như đã hoàn thiện tất cả các khâu thì nhà lại lún, nghiêng khiến không ít gia chủ phải lao đao.
Tình trạng nhà bị lún có thể xảy ra từ từ hoặc ngay tức khắc chỉ trong vài phút. Khi đó, chủ nhà có thể nhận biết qua những dấu hiệu cơ bản như xuất hiện vết nứt trên trần nhà, cột nhà, tường nhà. Sau đó, vết nứt lan rộng hơn và có thể nằm gần cửa sổ, cửa ra vào. Thậm chí, có trường hợp không xuất hiện những dấu hiệu trên nhưng vẫn lún rất sâu.
2. Nhà bị lún nguyên nhân do đâu?
Những năm trở lại đây, mật độ xây dựng tăng cao và diện tích đất ở thì ngày càng hạn chế. Tình trạng nhà bị lún diễn ra nhiều hơn, đặc biệt là khi các công trình cao tầng mọc lên rầm rộ. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến tài sản vật chất, tinh thần và hơn hết là sự an toàn của các thành viên trong gia đình.
Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực xây dựng của mình, Nhà Xinh Xinh đã tổng hợp một số nguyên nhân cơ bản dẫn đến nhà bị lún dưới đây.
2.1. Do điều kiện thời tiết và thổ nhưỡng ở từng vùng
Thời tiết và thổ nhưỡng là 2 yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc xây dựng một ngôi nhà. Đất càng chặt thì móng sẽ càng vững chãi. Ngược lại, nền đất quá yếu, đất sét, đất bồi đắp ven sông,… dễ làm cho móng nhà bị lún ngay khi đang thi công. Đối với những vùng ven biển, tình trạng nước rò rỉ vào đất dưới nền móng và cuốn trôi đất khỏi nền móng xảy ra phổ biến. Nguyên nhân là vì đất ở vùng này có hàm lượng cát hoặc sỏi cao.
2.2. Do kết cấu ngôi nhà không đảm bảo
Vai trò của kiến trúc sư trong việc thiết kế kết cấu kiến trúc ngôi nhà là rất cần thiết. Việc của họ không đơn thuần là tạo nên những bản vẽ tuyệt đẹp mà còn phải đo đạc, kiểm tra nền đất và tính toán kỹ càng. Kiến trúc sư phải đảm bảo tình trạng sụt lún chỉ ở trong mức cho phép (đối với nhà dân dụng là thấp hơn 8cm).
2.3. Quá trình thi công không đúng như bản vẽ thiết kế
Tình trạng này xảy ra phổ biến với những gia chủ chọn đơn vị thiết kế và thi công riêng lẻ. Nguyên nhân có thể là vì gặp phải đội thợ thiếu kinh nghiệm, không đọc bản vẽ kỹ càng, không hiểu ý đồ của kiến trúc sư,… Khi các kích thước và yêu cầu cụ thể không được thực hiện đảm bảo, nền móng yếu dẫn đến nhà bị lún là chuyện dễ hiểu.
2.4. Có quá nhiều cây to gần khu vực xây dựng
Đa phần chúng ta đều muốn giữ lại cây cối để tạo không gian sống thoáng mát, gần gũi với thiên nhiên. Tuy nhiên, một số cây quá to mọc ngay sát nhà sẽ khá là nguy hại. Nếu trồng sát vị trí làm móng, lâu ngày cây sẽ hút hết hơi ẩm của đất khu vực đó. Điều này làm cho đất xung quanh gốc cây bị khô, nút. Nhà bị lún cũng là vì nguyên nhân này.
2.5. Chủ đầu tư thay đổi ý định trong quá trình thi công
Trong khi xây dựng, nhiều gia chủ có mong muốn cơi nới thêm để tăng diện tích đất. Tuy nhiên, họ lại không bàn kỹ với kiến trúc sư để tìm ra giải pháp an toàn mà chỉ chăm chăm thay đổi trong khâu thi công. Đối với những công trình nhỏ như nhà cấp 4 hay nhà 1 tầng thì có thể không quá nghiêm trọng. Nhưng với nhà phố, nhà cao tầng thì đây là một quyết định mang tính rủi ro cao, dễ dẫn tới việc nhà bị lún, nghiêng.
3. Giải pháp khắc phục tình trạng nhà bị lún
3.1. Gia cố nền đất thật chắc chắn
Nếu xây nhà trên nền đất quá yếu, bạn cần có giải pháp bóc lớp nền hữu cơ bên trên bề mặt. Tiếp đến là nâng đất và cho xe lu lèn nhiều lớp để gia cố thật chắc chắn. Theo kinh nghiệm của Nhà Xinh Xinh, bạn phải thực hiện điều này trước khi xây 1-2 năm để đất có thời gian cố kết an toàn. Tùy theo tính toán của kiến trúc sư mà bạn cần có phương án lựa chọn loại móng phù hợp.
Đất quá tơi xốp thì sẽ tạo nên nhiều khoảng rỗng. Bí quyết của Nhà Xinh Xinh khi gặp trường hợp này là đóng xà cừ, trộn thêm các nguyên liệu nặng và đan khối lượng thép lớn,…
3.2. Nhà đang xây bị lún phải làm sao?
Đầu tiên, bạn cần đo đạc độ nghiêng rồi tiến hành gia cố móng nhà. Nhiều công nghệ mới có thể nâng bổng căn nhà đến 70cm rồi thay móng, ép cọc bê tông. Tuy nhiên, việc này là khá khó khăn nên cần thực hiện bởi những đơn vị thi công chuyên nghiệp. Nếu như bị lún hơn mức cho phép (từ 8cm-30cm tùy từng công trình) thì chỉ còn cách di dời.
3.3. Lựa chọn đơn vị thiết kế thi công uy tín
Điều bạn cần quan tâm nhất khi xây nhà chính là lựa chọn một đơn vị thi công trọn gói uy tín. Với loại hình dịch vụ này, mọi công đoạn từ thiết kế đến xây dựng đều được họ thực hiện từ A đến Z. Những công ty chuyên nghiệp sẽ có đội ngũ chuyên môn cao, thống nhất trong quy trình làm việc, hiểu được ý nhau và đặc biệt là có người giám sát 24/7…
Đối với Nhà Xinh Xinh, chúng tôi còn mang đến cho quý khách chế độ bảo hành lâu dài, sẵn sàng tư vấn và đồng hành trọn đời. Mọi sự cố phát sinh trong quá trình xây dựng và sử dụng sẽ được giải quyết kịp thời, hợp lý. Ngoài thiết kế và thi công trọn gói, công ty còn cung cấp dịch vụ cải tạo sửa chữa nhà phố, biệt thự, khách sạn,… với chất lượng top đầu Bình Định.
Thông tin liên hệ:
- Điện thoại: 0969 176 080 – 08 8888 0301
- Email: tkxdnhaxinhxinh@gmail.com
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Top 5 công ty thiết Kế nhà tại Quy Nhơn uy tín hàng đầu
Top 3 Công ty, nhà thầu xây dựng hàng đầu tại Tuy Phước
Top 3 Công ty, nhà thầu xây dựng hàng đầu tại An Nhơn
Top 5 Công ty, nhà thầu xây dựng hàng đầu tại Quy Nhơn
Thiết kế nội thất Phù Cát – Bí quyết tạo nên không gian sống hiện đại
Thiết kế nội thất Đồng Xuân phong cách đồng quê bình yên
Bật mí cách thiết kế nội thất Sông Cầu nhà phố 5x20m
Thiết kế nội thất An Lão nhà cấp 4 bạn có thể tham khảo