Sàn không dầm đóng vai trò rất quan trọng trong việc thi công và thiết nhà ở, chung cư, căn hộ,…. Đây được xem là một trong những giải pháp mang tính công nghệ khoa học được ứng dụng vào công trình thực tế. Vậy sàn không dầm là gì và có cấu tạo như thế nào? Hãy cùng Nhà Xinh Xinh tìm hiểu qua bài viết sau nhé!
1. Ý nghĩa của sàn không dầm
Trên thị trường xây dựng hiện thì sàn gồm có 2 loại là sàn không dầm và sàn có dầm. Trong đó, loại sàn có dầm là sàn truyền thống, được sử dụng lâu đời hơn. Sàn có không dầm thì ra đời muộn hơn, mang lại giải pháp hữu ích trong việc tiết kiệm không gian, đặc biệt là đối với nhà phố và nhà ống.
Sàn không dầm được hiểu như là loại sàn không cần sử dụng đến các thanh dầm ngang hoặc dọc đỡ ở phía dưới. Chúng sẽ liên kết trực tiếp với hệ cột trụ đỡ của công trình. Nhờ ưu điểm đó mà mặc dù ra đời sau nhưng sàn không dầm lại có những giải pháp vô cùng tiện lợi và quan trọng trong thiết kế thi công.
2. Cấu tạo của sàn không dầm
Sàn không dầm bao gồm những yếu tố sau:
- Tấm thép lưới phía trên
- Quả bóng hay hộp nhựa sử dụng từ nhựa tái chế
- Tấm thép lưới phía dưới
Hệ sàn không dầm là sàn rỗng hoạt động theo 2 phương, được tổng hợp bằng phương pháp liên kết trực tiếp giữa các khối rỗng và thép. Hiểu một cách đơn giản hơn thì chúng có nhiệm vụ phân bổ và định vị vật liệu tái chế ở những vị trí cố định, chính xác. Còn đối với quả bóng và hộp nhựa từ tựa tái chế có vai trò làm giảm bớt lượng bê tông cốt thép không cần thiết.
3. Ưu điểm và nhược điểm của sàn không dầm
3.1. Ưu điểm
Khả năng chịu lực cao và giảm tải trọng xuống móng
Với khả năng chịu lực cực kì tốt, sàn không dầm có độ cứng chống uốn đạt đến 87%, gần bằng độ võng so với sàn đặc. Bên cạnh đó thì lượng bê tông lại ít hơn khoảng 50% so với bình thường. Chiều dày dù khác nhau thì sàn bê tông không dầm vẫn có thể chịu được tải trọng gấp đôi kể cả khi cắt giảm 65% trọng lượng bê tông.
Tiết kiệm chiều cao và linh hoạt trong thiết kế
Sàn không dầm tiết kiệm chiều cao hơn là sàn truyền thống, kể cả việc giảm chi phí xây tô và vỏ bao. Sàn không dầm tiết kiệm vật liệu hơn, mang lại không gian sử dụng rộng hơn và nhiều hơn. Loại sàn này cũng có thể làm tăng thêm công năng cho ngôi nhà nhờ vào ưu điểm tiết kiệm chiều cao đặc biệt là nhà phố, nhà phố 3 tầng.
Tiết kiệm thời gian thi công
Hệ thống cốp pha dầm chính và dầm phụ được giảm bớt khi thi công sàn bê tông không dầm. Thi công dễ dàng và nhanh hơn do chỉ lắp dựng. Giảm tải trọng giảm lượng thép được sử dụng trên sàn. Sàn dầm truyền thống có thể tiết kiệm được lượng bê tông lên đến 35%. Thời gian lắp dựng cho mỗi sàn được giảm xuống 5 đến 7 ngày. Giảm tải trọng trên tấm sáng và phần móng công trình, dẫn đến giảm kích thước cột, vách và móng.
Thân thiện với môi trường
Làm giảm đi các phần bê giữa của tiết diện sàn mang lại nhiều lợi ích cho quá trình thi công. Một trong số đó như giúp giảm sự tác động đến môi trường bằng việc sử dụng ít đi các tài nguyên và một số vấn đề phát sinh trong công trình.
3.2. Nhược điểm của sàn không dầm
Đẩy nổi: Để tránh xô lệch bóng hoặc đẩy nổi tấm sàn, cần kiểm tra chất lượng cốp pha trong quá trình đổ bê tông. Vì lý do này, chiều dày sàn sẽ tăng lên so với thiết kế, lớp bảo vệ bê tông đỉnh quả bóng sẽ mỏng hơn và kết cấu của công trình sẽ bị ảnh hưởng.
Rỗ đáy: Hiện tượng này xuất hiện trong một số công trình mới sử dụng công nghệ sàn không dầm. Khi tháo ván khuôn, bạn sẽ thấy đáy quả bóng ở một số nơi. gây mất thẩm mỹ cho công trình và làm giảm chất lượng sàn.
4. Quy trình thi công sàn không dầm sàn
Bước 1: Rải lớp thép dưới sàn bằng lưới thép hàn đều hoặc buộc đều vì mặt sàn là phẳng.
Bước 2: Đặt hình bóng hoặc panel hộp đã được chế tạo tại khu nhà máy và chuyển đến công trình. Panel phải được làm từ nhựa có thể tái chế và có phỉa dễ lắp đặt thủ công.
Bước 3: Lắp theo lớp trên. Điều này là do thép ở lớp trên chủ yếu đã được xây dựng trong panel, vì vậy chỉ cần thêm thép mũ cột và thép gia cường.
Bước 4: Bước chống nổi: Để tạo ra tác động vật lý đẩy nổi khi đổ bê tông, các phụ kiện chống nổi được sử dụng để gắn panel vào cốp pha.
Bước 5: Trong quá trình đổ bê tông, ngoài việc sử dụng bê tông thương phẩm thông dụng, các bước và quy trình được thực hiện tương tự như trong các công trình khác.
Tại Bình Định – Phú Yên và các khu vực lân cận, Nhà Xinh Xinh tự tin có thể mang đến cho bạn dịch vụ thiết kế và thi công nhà ở chuyên nghiệp, uy tín. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và báo giá ưu đãi.
Thông tin liên hệ:
Điện thoại: 0969 176 080 – 08 8888 0301
Email: tkxdnhaxinhxinh@gmail.com
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Top 3 Công ty, nhà thầu xây dựng hàng đầu tại Tuy Phước
Top 3 Công ty, nhà thầu xây dựng hàng đầu tại An Nhơn
Top 5 Công ty, nhà thầu xây dựng hàng đầu tại Quy Nhơn
Thiết kế nội thất Phù Cát – Bí quyết tạo nên không gian sống hiện đại
Thiết kế nội thất Đồng Xuân phong cách đồng quê bình yên
Bật mí cách thiết kế nội thất Sông Cầu nhà phố 5x20m
Thiết kế nội thất An Lão nhà cấp 4 bạn có thể tham khảo
Top 5 mẫu cầu thang dọc ấn tượng gia chủ nào cũng thích