Thép là một trong những vật liệu quan trọng trong ngôi nhà, giúp tạo khung chắc chắn và nâng đỡ toàn bộ ngôi nhà. Ngoài ra thép còn giúp gây dựng nền móng, tạo nên các căn nhà kiên cố và bên bỉ. Hãy cùng Nhà Xinh Xinh tìm hiểu xem, hiện nay trên thị trường có tất cả bao nhiêu loại thép xây nhà nhé!

1. Các loại thép khi xây nhà
Thép cuộn
Thép cuộn là một loại thép xây dựng phổ biến hiện nay, có cấu tạo kiểu dáng cuộn tròn, bề mặt thì trơn nhẵn hoặc có gân với đường kính chủ yếu Ø6mm, Ø8mm, Ø10mm, Ø12mm,… Được sản xuất bằng một quy trình rất phức tạp, yêu cầu đơn vị phải có kỹ thuật và công nghệ tiên tiến.
Đặc điểm của thép cuộn:
- Thép cuộn tròn có độ dạy từ 0.125mm – 4.5mm, bề mặt trơn hoặc có gần tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng.
- Cân nặng của thép cuộn khoảng từ 200kg/cuộn – 450kg/cuộn, có nhiều trường hợp lên đến 20.000kg/cuộn
Thép thanh
Thép cây là tên gọi khác của thép thanh, thường được sử dụng cho các công trình xây dựng công nghiệp hoặc nhà ở. Thép thanh có 2 loại thép thanh vằn và thép thanh trơn. Có các đường kính chủ yếu Ø10, Ø12, Ø14, Ø18, Ø20,…
Đặc điểm của thép thanh:
- 1 bó có khối lượng từ 1500kg – 3000kg tùy kích thước, nhưng không nặng quá 5 tấn, dùng dây thép hoặc dây đai để bó.
- Thông thường có độ dài tiêu chuẩn là 11,7m đường kính dao động từ 10mm đến 55mm.
- Thép đảm bảo về giới hạn chảy, độ bền, độ dãn dài và uốn ở trạng thái nguội.
- Các mác thép hay được sử dụng: SD 295, Grade 40, CB300V, CB400V,…

Thép hình
Tại Việt Nam, hiện nay thép hình đang được sử dụng phổ biến trong xây dựng. Các loại thép được sản xuất với nhiều hình dạng khác nhau như chữ U, chữ H, chữ I và chữ V tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng của mỗi người. Thép hình được cấu tạo chắc chắn, chịu lực cao nên thường được ứng dụng trong các công trình cao tầng, nhà tiền chế,….
Đặc điểm của thép hình:
- Được cấu tạo bao gồm hợp kim của Sắt và Cacbon từ 0.02%-2.14% theo trọng lượng và các loại nguyên tố hóa học khác.
- Thép hình có đặc tính cứng, độ đàn hồi tốt, dễ uốn.
Thép ống
Thép ống là loại thép được cấu tạo ruột rỗng, thành thép mỏng, khối lượng nhẹ, độ bền cao nên thường được sử dụng để làm nhà thép tiền chế, tụ viễn thông, đèn đô thị,… Hiện nay trên thị trường Việt Nam, có các loại thép ống phổ biến như thép ống tròn, thép ống hình chữ nhật, thép ống vuông, thép ống hình oval,…
Đặc điểm của thép ống:
- Có kích thước dày khoảng 0.7 – 6.35mm, đường kính min 12.7mm max là 219.1mm
- Có khả năng chống ăn mòn, chống oxy hóa tốt

Khi xây nhà cần tính đúng lượng sắt thép có lợi như thế nào
Việc dự tính đúng khối lượng sắt thép khi thi công xây giúp cho gia chủ tiết kiệm được rất nhiều chi phí. Bạn có thể đặt mua số lượng vừa đủ, phù hợp với công trình để tránh lãng phí vật liệu xây dựng. Hiểu rõ cách tính khối lượng sắt thép cũng đảm bảo được đồ bền của công trình.
2. Cần bao nhiêu thép để xây nhà
Công thức tính lượng sắt thép
Công thức M= d^2/162
D: là đường kính thanh sắt/thép theo mặt cắt
Đây là công thức chung để tính cho các loại sắt thép khác.
Tính sắt thép theo m3
Tùy vào các vị trí khác nhau mà khối lượng sắt thép xây dựng cho 1m3 diện tích cũng khác nhau. Dưới đây là một vài thông số và nhân với diện tích tương ứng, bạn sẽ biết được khối lượng sắt thép cần dùng:
Móng nhà : khối lượng sắt thép là 100-120kg/m3
Dầm: khối lượng sắt thép là 180-200kg/m3
Sàn nhà: khối lượng sắt thép cần dùng là 120-150kg/m3
Cột: khối lượng sắt thép từ 170- 190kg hoặc 200-250kg cho một 1m3.
Vách: từ 180-200kg/m3
Cầu thang: khối lượng sắt thép cho 1m3 từ 120-140kg

Tính lượng sắt thép theo từng vị trí khác nhau
Đối với móng cột:
- Khối lượng sắt thép sử dụng cho phi phải nhỏ hơn 10 là 20kg.
- Sử dụng 50kg sắt thép cho phi từ 10 đến 18kg..
- Sử dụng cho phi từ 18 trở lên thì lượng sắt thép phải là 30kg.
Đối với dầm móng:
- Phi nhỏ hơn 10 thì khối lượng sắt thép là 25kg.
- Phi từ 10 đến 18 cần khối lượng sắt thép là 120kg.
Với cột:
- Phi nhỏ hơn 10 thì cần khối lượng sắt thép là 30kg.
- Khối lượng sắt thép 60kg thì dùng cho cột có phi từ 10-18.
Với dầm:
- Khối lượng sắt thép cần dùng đối với phi nhỏ hơn 10 là 30kg.
- Khối lượng sắt thép cần dùng đối với phi từ 10 đến 18 là 85kg.
- Khối lượng sắt thép là 50kg cho phi từ 18 trở lên là 50kg.
Với sàn:
- Phi nhỏ hơn 10 cần dùng 90kg sắt thép.
- Lanh tô nhỏ có phi nhỏ hơn 10 cần dùng 80kg sắt thép.
Cầu thang:
- Có phi nhỏ hơn 10 cần dùng 75kg sắt thép.
- Có phi từ 10 đến 18 thì cần sử dụng 45kg sắt thép.

3. Khối lượng sắt thép theo bê tông
1 mét khối | Ø<10 | Ø 10-18 | Ø>18 |
Móng cột | 20kg | 50kg | 30kg |
Dầm móng | 25kg | 120kg | |
Dầm | 30kg | 60kg | 75kg |
Sàn | 30kg | 85kg | 50kg |
Lanh | 90kg | ||
Tô | 90kg | ||
Cầu thang | 75kg | 45kg |
Nếu gia chủ chưa có kinh nghiệm trong việc tính khối lượng sắt thép cho ngôi nhà, thì đơn vị thi công thiết kế Nhà Xinh Xinh sẽ giúp bạn tính toán vật liệu xây dựng sao cho phù hợp với điều kiện kinh tế. Với một số công thức cơ bản và số liệu thông tin chính xác giúp cho việc tính toán trở nên nhanh chóng và giúp cho gia chủ tiết kiệm được một khoản lớn chi phí.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
8 điều quan trọng trước khi xây nhà thành phố Tuy Hòa tỉnh Phú Yên
Đơn vị xây nhà trọn gói Phú Hòa uy tín, giá cả minh bạch
Cập nhật bảng giá xây nhà trọn gói Sông Hinh mới nhất năm 2024
Báo giá xây nhà trọn gói tại Đồng Xuân Phú yên năm 2024
Dịch vụ xây nhà trọn gói Đông Hòa – Phú Yên uy tín, chất lượng
Báo giá xây nhà trọn gói Tuy Hòa mới nhất năm 2024
Bình Định – Khẩn trương lập quy hoạch xây dựng vùng huyện
Xây nhà trọn gói Vân Canh – Bình Định và những điều gia chủ cần biết