Móng bè là một trong những phần quan trọng vô cùng cần thiết trong quá trình xây dựng những dự án lớn và yêu cầu phải chịu lực cao như khách sạn, chung cư,… Vậy móng bè có nghĩa như thế nào đối với các công trình, có cấu tạo và kết cấu ra sao? Hãy cùng Nhà Xinh Xinh tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

1. Móng bè là gì?

Móng bè, còn được gọi là móng toàn diện, là kết cấu dưới cùng của một công trình xây dựng hỗ trợ tải trọng của công trình vào nền đất, giúp nó chịu được sức ép của các khối vật chất nằm trên đó. Đồng thời, nó cũng có khả năng đảm bảo an toàn cho toàn bộ công trình.

Móng bè là phần kết cấu dưới cùng của một công trình xây dựng
Móng bè là phần kết cấu dưới cùng của một công trình xây dựng

2. Cấu tạo của móng bè

Sau đây là một số lớp cấu tạo của móng bè:

– Lớp bê tông được sử dụng để lót móng: Độ dày 100mm trung bình phụ thuộc vào cách thiết kế móng toàn diện trên đất yếu.

– Chiều cao của móng bè: Theo các kỹ sư, khoảng 3200 mm, phù hợp với hầu hết các dự án nhà ở thông thường.

– Dầm móng toàn diện có kích thước khoảng 300 x 700 mn.

– Thép dầm móng: Để đảm bảo an toàn cho cả công trình, thép dọc phổ thông 6Φ(20-22) và thép đai 8a150 được sử dụng.

– Thép bản móng: Thép tiêu chuẩn 2 lớp Φ12a200 được sử dụng.

Móng bè được ứng dụng phổ biến trong thi công nhà ở
Móng bè được ứng dụng phổ biến trong thi công nhà ở

3. Kết cấu của móng bè

Độ chịu lực của một móng toàn diện cho một công trình có kích thước 4mx4m và nặng 55 tấn có thể được tính theo công thức sau: Trọng lượng công trình/diện tích công trình = 55 tấn/16m = 3,4 tấn.

Móng bè có khả năng chịu lực khá tốt
Móng bè có khả năng chịu lực khá tốt

Điều này cho thấy rằng móng toàn diện có thể chịu lực lên đến 3,4 tấn/m2. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn tuyệt đối và tối ưu hóa chi phí xây dựng, kết cấu móng sẽ được tính toán tùy thuộc vào các đặc điểm riêng của từng khu vực.

4. Móng bè đúng tiêu chuẩn

– Bản phẳng: có trọng tải khoảng 1.000 tấn/cột và chiều dài của bản là e=(1⁄6)l khoảng cách giữa các cột l <9m.

– Bản vòm ngược: Khi công trình cần độ chịu uốn cao, các nhà xây dựng thường sử dụng bản vòm ngược. Đối với các công trình nhỏ, bản vòm có thể được xây dựng bằng gạch đá xây, bê tông với độ võng của vòm là f=1,7 l ~ 1/10 l.

– Kiểu có sườn: Loại này có hai kiểu sườn, với sườn nằm dưới có tiết diện hình thang để tăng chiều hướng và chống trơn trượt. Loại còn lại là sườn nằm trên bản.

– Kiểu hộp: là loại móng phân bổ đều trên nền đất nhưng về lực thì chỉ tập trung tác động nhiều lên nó. Loại móng này chủ yếu được sử dụng cho thiết kế nhà 2 tầng, mặc dù kết cấu khung chịu lực tốt, độ cứng lớn nhưng lại có trọng lượng khá nhẹ.

5. Ưu và nhược điểm của móng bè

Ưu điểm

Móng bè được ứng dụng nhiều trong các công trình có kết cấu không quá nặng như nhà cấp 4 hoặc nhà từ 1 đến 3 tầng. Đây là giải pháp hiệu quả, được lựa chọn nhiều nhất cho các thiết kế như bồn chứa, kho, hồ bơi,… và phù hợp với những công trình có mật độ xây dựng thấp và ít chịu tác động 2 chiều.

Móng bè thường được ứng dụng với nhà cấp 4, nhà 1 tầng đến 3 tầng
Móng bè thường được ứng dụng với nhà cấp 4, nhà 1 tầng đến 3 tầng

Nhược điểm

Không phải bất kỳ công trình nào cũng có thể thi công móng bè. Vì chiều sâu của móng khá nông dễ gây ra một vài vấn đề về độ ổn định do các tác động từ môi trường như sự thoát nước hay động đất. Móng toàn diện rất dễ bị lún hay lệch do các tác động từ lớp địa chất và vị trí lỗ khoan khiến móng dễ bị nứt, giảm tuổi thọ.

6. Quy trình thi công móng bè

Bước 1: Công tác chuẩn bị

Tìm đơn vị thi công chất lượng hàng đầu

Chuẩn bị công tác đào đất và san lấp mặt bằng

Chuẩn bị nguyên vật liệu và các loại máy móc cần thiết

Bước 2: Đào đất hố móng

Công tác đào đất hố móng sẽ dựa theo bản vẽ của công trình, trên diện tích đất đã được thi công san lấp mặt bằng.

Bước 3: Đổ bê tông giằng móng

Bê tông phải được trộn theo đúng quy chuẩn về chất lượng và quy định về cách nhào trộn để đảm bảo an toàn cho công trình.

Bước 4: Nghiệm thu và bảo dưỡng móng

Móng bé cần phải được giữ ẩm và tưới nước thường xuyên để đảm bảo độ ẩm tiêu chuẩn đến khi nào bê tông kết dính lại và tạo thành phẩm cố định nhất.

7. Một số lưu ý khi thi công móng bè

Về quá trình bảo quản móng, phải luôn đảm bảo móng giữ được độ ẩm và tránh bị dầm mưa lâu ngày vì sẽ dễ gây ra hiện tượng chết xi măng và trời quá nóng dễ làm bê tông rạn nứt. Thời gian tối thiểu để bê tông kết dính lại với nhau là khoảng 1 – 2 ngày.

Khi thi công móng bè, phải luôn đảm bảo móng giữ được độ ẩm và tránh bị dầm mưa lâu ngày
Khi thi công móng bè, phải luôn đảm bảo móng giữ được độ ẩm và tránh bị dầm mưa lâu ngày

Ưu điểm của móng bè là phù hợp trên những nền đất yếu nhưng mặt khác thì nó lại thiếu đi sự ổn định và có nguy cơ bị sụt lún dễ làm ảnh hưởng tiêu cực đến công trình. Trong suốt quá trình thi công, phải đảm bảo việc bố trí các cọc sao cho giảm nội lực tác động lên móng bè một cách tối ưu nhất.

Qua bài viết trên đây, Nhà Xinh Xinh đã chia sẻ cho bạn một số thông tin cần thiết trong quá trình thi công móng bè. Hy vọng bạn sẽ có được một công trình chất lượng và đảm bảo an toàn. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì về dịch vụ thiết kế và thi công, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.

Thông tin liên hệ: 

Điện thoại: 0969 176 080 – 08 8888 0301

Email: tkxdnhaxinhxinh@gmail.com

 

Đánh giá post